Hai kiểu thiết kế luồng lưu thông cơ bản trong cửa hàng - Thiết kế thi công POSM

Hai kiểu thiết kế luồng lưu thông cơ bản trong cửa hàng

Hai kiểu thiết kế luồng lưu thông cơ bản trong cửa hàng
Đánh giá bài viết

Main conrainer

Khi thiết kế không gian bán hàng, phần lớn mọi người chỉ chú ý đến việc tạo ra những luồng lưu thông thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng để họ có thể dễ dàng tìm kiếm được những sản phẩm mà họ có nhu cầu. Tuy nhiên, sẽ hoàn thiện hơn cả nếu tính đến việc sắp xếp các lối đi để khách hàng phải “du ngoạn” nhiều hơn, thấy nhiều hơn và có thể sẽ mua nhiều hơn. Ở bài này, chúng tôi sẽ trao đổi với các bạn về hai phương thức thường gặp nhất trong việc tạo luồng lưu thông, được xem là rất thành công trong việc dẫn dắt khách hàng mà bạn có thể tham khảo: phương thức Racetrack  và phương thức Power Aisle.

Phương thức Racetrack  (bố trí theo kiểu trường đua)

Điểm nổi bật của phương thức sắp xếp này giúp tạo nên một cặp hai luồng lưu thông, giúp mang đến những luồng di chuyển theo hướng đường vòng, dẫn khách hàng của bạn đi từ cửa chính, rồi đánh một vòng quanh cửa hàng, và cuối cùng là kết thúc chuyến hành trình nhỏ này tại quầy tính tiền. Thêm một lý do nữa khiến thể thức này trở nên đáng chú ý là chúng giúp tăng tối đa số lượng các đầu kệ trưng bày để hàng dọc theo hướng di chuyển, hấp dẫn và khuyến khích khách hàng đi hết từ hết quầy hàng này sang quầy khác, từ phía mặt tiền cho đến những góc khuất khác của cửa hàng, khám phá thêm ngay cả những quầy hàng chuyên dụng với những sản phẩm vốn khá kén chọn người mua.

luong-luu-thong-co-ban-trong-cua-hang-01  

Đối với nhiều Trung tâm thương mại, việc xếp đặt những khoảng trống rộng từ 3.5 -7 mét giữa các kệ trưng bày sẽ dẫn dụ khách hàng đến những kệ hàng đặt dựa vào tường, các kệ biên, hoặc một khu vực trưng bày theo phương thức Racetrack khác. Đối với loại phương thức này thì những loại hàng hóa có lợi nhuận cao thường được đặt ở vị trí trung tâm. Ngoài ra, những  giá, kệ chuyên dụng, các vật dụng quảng cáo có thể được xếp đặt rải rác xuyên suốt trên những khoảng không rộng giữa các kệ trưng bày – điểm đặc trưng của thể thức luồng lưu thông này.

Phương thức Power Aisle (bố trí theo kiểu tận dụng lối đi)

Luu-thong-trong-cua-hang-dang-2    

Điểm khác biệt duy nhất giữa Power Aisle và Racetrack đó là khoảng cách của những vật dụng bày trí cố định sẽ được xếp xéo theo hướng từ đầu góc này đến đầu góc kia dựa trên sơ đồ cửa hàng. Do đó, ở thể thức này, người ta cũng vẫn bắt gặp những khoảng cách rộng và ngắn giữa các lối đi từ 3.5 đến 7m, được xếp xen kẽ vào đó là những vật dụng trưng bày trong cửa hàng, thích hợp cho những không gian mua sắm lớn và những cuộc dạo thăm của những tín đồ thời trang. Cũng giống như phương thức Racetrack”, cách sắp xếp này cuối cùng cũng dẫn đến quầy tính tiền sau khi khách hàng đã đi vòng quanh cửa hàng.

Việc sắp xếp lối đi giữa các giá kệ trưng bày là công việc mang tính khoa học giúp việc kinh doanh của cửa hàng tốt hơn - Và tại Viet Art, chúng tôi tự hào với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công vật phẩm quảng cáo, posm, tủ kệ trưng bày sản phẩm , thiết kế không gian bán hàng, trang trí nội ngoại thất... Đáp ứng được nhu cầu chất lượng sáng tạo đối với khách hàng khó tính nhất.

Mr.Chung - 0938893343 - Email: vanchung@vietart.pro.vn Hoặc Mr.Thiên - 0938371818 - Tư vấn thiết kế thi công

 

Contact Me on Zalo