Các loại POSM thường được sử dụng – POSM bao gồm những gì?

Các loại POSM thường được sử dụng – POSM bao gồm những gì?

Các loại POSM thường được sử dụng – POSM bao gồm những gì?
Đánh giá bài viết

Main conrainer

Các loại POSM thường được sử dụng – Định dạng POSM bao gồm những gì?


POSM không phải là khái niệm quá xa lạ với những người làm Marketing Offline. Đây được xem là một trong những hình thức Marketing mang lại hiệu quả thấy rõ cho cửa hàng. Posm là các vật phẩm, công cụ hỗ trợ trưng bày, quảng cáo tại các điểm bán hàng. Mục đích của các POSM khá đơn giản và dễ hiểu. Chúng là những công cụ trưng bày trực quan, tác động trực tiếp đến thị giác người tiêu dùng, tạo ra sự thu hút nhanh chóng với họ. POSM trên thị trường rất phong phú và đa dạng, với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên có thể phân loại POSM dựa trên ứng dụng trong từng điểm bán lẻ khác nhau (POSM trong siêu thị, POSM trong hội chợ, POSM trong triển lãm…). POSM bao gồm các loại sau:

1. Poster: 

  • Poster còn được gọi là “áp phích”, đây là biển báo được dán trên một mặt phẳng thẳng đứng như tường hoặc cửa sổ, thường có kích thước 40x60cm hoặc 50x70cm.
  • Poster thường được sử dụng ngoài trời, dán tường hoặc trong các trung tâm thương mại.

2. Leaflet:

cac loai posm
  • Là tờ quảng cáo rời được thiết kế bắt mắt, trông khá giống với brochure.
  • Được in trên khổ A4 hoặc A5, có dạng phẳng hoặc gấp 2 gấp 3 tuỳ vào mục đích sử dụng, kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho người tiêu dùng bỏ túi.
  • Leaflet có tính chất giới thiệu hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Leafler được quảng cáo bằng cách trực tiếp hoặc hỗ trợ các đại lý trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt leafler xuất hiện nhiều ở các buổi hội chợ, triển lãm hoặc showroom trưng bày,…

3. Standee:

cac loai posm
  • Standee còn có nhiều tên gọi khác như standy, kệ chữ X, giá chữ X,… có mặt hầu hết tại các hội chợ, cửa hàng tiện lợi hay triển lãm hàng tiêu dùng.
  • Standee cũng khá giống với poster nhưng có kích thước lớn hơn là 0.6×1.6m hoặc 0.8×1.8m, thường đi kèm theo giá hay khung đỡ.
  • Chính vì thiết kế nhỏ gọn, chi phí rẻ, di chuyển thuận tiện, linh hoạt trong việc thay ảnh mà không cần phải thay toàn bộ giá đỡ.
  • Standee là một vật trưng bày dạng đứng quảng bá cho một chương trình sự kiện của doanh nghiệp.
  • Standee trong POSM thường được đặt bên ngoài cửa ra vào hoặc bên cạnh sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách đến siêu thị/cửa hàng.

4. Sticker:

  • Sticker là những miếng dán nhỏ có mặt keo phía sau, không chỉ dán trên mặt sản phẩm chúng có thể được dán ở bất kỳ nơi nào.
  • Trên mỗi miếng dán sticker  thường sẽ có một thông điệp hay một hình ảnh nào đó. Nếu doanh nghiệp chọn sticker làm công cụ quảng cáo thì cũng đừng quên thêm tên, số điện thoại, địa chỉ web,…
  • Đó là cách truyền thông tin đến người dùng nhanh nhất để người dùng có thêm thông tin về doanh nghiệp bạn.

5. Booth:

  • Booth thường được sử dụng ở các trung tâm thương mại, hội chợ hoặc trong không gian siêu thị. Các doanh nghiệp sử dụng Booth kết hợp với PG để trưng bày sản phẩm kèm tiếp thị bán hàng ngay tại chỗ.
  • Booth có 2 dạng : Booth bán hàng; và Booth quảng cáo.
  • Booth thường có thiết kế chi tiết, cầu kỳ, đầu tư kỹ lượng và cần có không gian rộng rãi để người dùng có thể tham quan, dùng thử

6. Divider:

Divider xuất hiện nhiều nhất ở các siêu thị. Thường được đặt ở các kệ chính và phân chia các kệ sản phẩm. Tại các siêu thị divider được thiết kế theo  hướng dọc để không chiếm diện tích lối đi của khách hàng nhưng vẫn đủ làm nổi bật sản phẩm.  

7. Wobbler:

  • Wobbler được hiểu là con nhảy quảng cáo, cũng có thiết kế gần khá giống so với sticker nhưng lại có kích thước lớn hơn và cũng được treo tại các kệ chính ở các gian hàng trong siêu thị, mini mart, cửa hàng tiện lợi.
  • Wobbler có nội dung ngắn gọn, được dùng để hiển thị giá và các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng, hình thức quảng cáo này không bị tính phí trong siêu thị
 

8. Gondola End:

  • Gondola end, viết tắt là GE, có thiết kế bắt mắt và chuyên nghiệp phù hợp với từng loại sản phẩm.
  • Gondola end thường được bố trí tại 2 đầu các kệ để quảng bá thương hiệu, làm nổi bật sản phẩm (thường là dòng sản phẩm mới) nhằm gây chú ý, thu hút sự tập trung của khách hàng.
 

9. Hanger: 

  • Hanger còn được gọi là: “vỉ treo quảng cáo”, là công cụ để trưng bày sản phẩm cùng với kệ hàng.
  • Hanger thường được treo trên kệ nhằm mục đích giúp khách hàng thuận mắt và thuận tai để lấy sản phẩm hơn.
 

10. Tester:

  • Tester được hiểu là mẫu thử sản phẩm.
  • Được thiết kế với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng sản phẩm chính và được trưng bày chủ yếu tại các dòng sản phẩm có mùi hương nước hoa, xịt cơ thể , nước xả vải,....
 

Vậy để Posm mang lại hiệu quả truyền thông tốt ta cần chú ý:

  • Hiểu rõ sản phẩm mình bán
  • Đánh giá tình huống thực tế
  • Thiết kế là yếu tố quan trọng nhất
  • Theo dõi, đánh giá hành vi và hiệu quả truyền thông của posm

Xem thêm:

Đâu là những vị trí đặt P.S.O.M hiệu quả?

Cách sử dụng POSM hiệu quả trong những ngành công nghiệp khác nhau. /

Muốn triễn khai P.O.S.M hiệu quả thì nên lựa chọn địa điểm nào? /

Contact Me on Zalo